Kỳ vọng thanh niên Thủ đô xây dựng Hà Nội văn hiến, xanh và hiện đại

2025-01-17 19:57:56
Xây dựng Thủ đô Hà Nội trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước
Hà Nội lắng đọng, tự hào với "bản hùng ca phố”
Chiều ngày 14/10, trong khuôn khổ chương trình Đại hội đại biểu Hội LHTN TP Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên Thủ đô với chủ đề: “Thanh niên tham gia xây dựng Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại”.
Nhiều kỳ vọng vào thế hệ trẻ
Phát biểu tại buổi đối thoại, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, việc phát triển Hà Nội thành một thành phố xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại là nhiệm vụ trọng yếu của toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phát triển Thủ đô đã đặt ra tầm nhìn đến năm 2030, xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm phát triển vùng và quốc gia, có khả năng cạnh tranh cao trên trường quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, thanh niên cần đóng vai trò nòng cốt trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa, và phát triển kinh tế số.
Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh phát biểu tại Hội nghị đối thoại với thanh niên Thủ đô (Ảnh: T.L).
Đánh giá cao những ý kiến và đóng góp của thanh niên tại buổi đối thoại vào các nhóm vấn đề chính của thanh niên là: "Hà Nội xanh", "Hà Nội văn hiến", "Hà Nội văn minh, hiện đại", Chủ tịch TP cho rằng, đây đều là những ý kiến tâm huyết, rất chính đáng và thiết thực, khái quát được tâm tư, nguyện vọng của đa số đoàn viên thanh niên, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của thanh niên, tinh thần nhiệt huyết, sự chủ động, trách nhiệm trong các hoạt động, phong trào của các tổ chức Thanh niên và khẳng định, những vấn đề đặt ra tại buổi đối thoại cũng chính là vấn đề Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội rất quan tâm.
Chủ tịch TP.Hà Nội yêu cầu, sau buổi đối thoại, lãnh đạo UBND TP, các sở, ban, ngành thực hiện nghiêm túc những vấn đề đã trao đổi, thống nhất trong buổi đối thoại để giải quyết kịp thời, hiệu quả những kiến nghị chính đáng của đoàn viên thanh niên; các sở, ban, ngành tiếp tục quan tâm, lắng nghe, nắm bắt tình hình thực tiễn, chủ động tham mưu hoàn thiện, bổ sung các chủ trương, chính sách hỗ trợ thanh niên, bảo đảm phù hợp với thực tiễn.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh kỳ vọng: “Là lực lượng đông đảo, đóng vai trò nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Thủ đô, tôi tin tưởng rằng các bạn đoàn viên thanh niên nhận thức rõ được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong mục tiêu, nhiệm vụ cao cả đó”.
Thành đoàn Hà Nội, Hội Sinh viên, Hội LHTN TP bên cạnh việc tiếp tục tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của đoàn viên, thanh niên cần chủ động cụ thể hóa các chủ trương của Trung ương và TP một cách sáng tạo, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tổ chức cho thanh niên tham gia phong trào thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bằng các chương trình hành động cụ thể, hợp lý và thiết thực.
Phong trào thanh niên cần hướng tới bình diện rộng và đi vào chiều sâu, thu hút đông đảo các đối tượng thanh niên tham gia cũng như tiếp tục giáo dục, bồi dưỡng cho đoàn viên, thanh niên truyền thống cách mạng, hình thành những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ.
Đóng góp có tính xây dựng
Tại buổi đối thoại, các đại biểu trẻ đã nêu ra những thắc mắc, đề xuất giải pháp, tham gia hiến kế tập trung vào các nhóm vấn đề chính. Trong đó, nhóm vấn đề "Hà Nội xanh" với các nội dung, giải pháp nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của đoàn viên thanh niên trong việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng Thủ đô sáng - xanh - sạch - đẹp; ứng dụng năng lượng xanh và quy hoạch vùng đô thị.
Bí thư Quận đoàn, Chủ tịch Hội LHTN quận Ba Đình Phạm Thu Phương chia sẻ, Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc vừa trải qua cơn bão số 3. Công tác phòng chống bão, cũng như tái thiết sau bão được toàn nhân dân chung tay đã thể hiện một tinh thần đoàn kết, “lá lành đùm lá rách” của người dân Việt Nam. Tuy nhiên một trong những nguyên nhân sâu xa khiến ảnh hưởng của bão số 3 có sức mạnh đến như vậy là sự biến đổi khí hậu, do ô nhiễm môi trường từ các nhà máy, phương tiện giao thông cũng như nạn phá rừng và khai thác tài nguyên quá mức.
Các đại biểu tham dự chương trình (Ảnh: T.L).
Từ thực tế trên, đại biểu Phạm Thu Phương nêu câu hỏi, trong thời gian tới, lãnh đạo UBND TP cũng như các sở, ngành có những chủ trương, giải pháp gì để góp phần giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thủ đô.
Với Bí thư Đoàn phường Đức Thắng (quận Bắc Từ Liêm) Hà Trần Trung, vấn đề quảng cáo, rao vặt dán kín các trụ điện, tường nhà dân đang gây ra nhiều nhức nhối.
Đại biểu đặt câu hỏi: "Trong những năm qua thành phố đã áp dụng nhiều giải pháp, biện pháp để hạn chế và xử lý hiện tượng quảng cáo, rao vặt trái phép, tuy nhiên, hiện nay các bảng rao vặt tập trung đã được dán kín, một số trụ điện, bức tường bắt đầu xuất hiện lại việc quảng cáo rao vặt trái phép gây mất mỹ quan đô thị. Vậy thành phố sẽ có giải pháp, biện pháp gì để xử lý hiện tượng này triệt để?".
Bí thư Đoàn phường Đức Thắng cũng đề xuất lãnh đạo TP trong thời gian tới tiếp tục nhân rộng mô hình bảng quảng cáo rao vặt tập trung và nghiên cứu thêm nhiều hình thức bảng quảng cáo thay vì hình chữ nhật thì có thể là hình trụ xoay.
Cùng với đó, cho xây dựng "góc quảng cáo rao vặt trực tuyến" thí điểm tại các trang thông tin điện tử của các quận, huyện trung tâm, các đơn vị muốn đăng ký quảng cáo sẽ gửi thông tin về phường kiểm duyệt và phối hợp UBND phường cho đăng tin.
Hà Nội tăng giá vé xe buýt có trợ giá từ ngày 1/11/2024
Hà Nội qua ống kính người nước ngoài: Càng khám phá, càng yêu sâu đậm

Nguồn bài viết : SOI KÈO BÓNG ĐÁ

Top