HUFO phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ |
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân sẵn sàng ứng phó với bão lũ |
Ngày 19/9, Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh đã hạ thủy một số nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng, cách cầu Phong Châu (Phú Thọ) khoảng 400m về phía hạ lưu. (Ảnh: Báo Giao thông) |
Việc hạ thủy nhằm kiểm tra, đánh giá tác động của dòng chảy cũng như xác định khu vực thích hợp để lắp cầu phao chính thức phục vụ đi lại của người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu. (Ảnh: Báo Tiền phong) |
Trước đó, khoảng 10h ngày 9/9, cầu Phong Châu (ở huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) sập 2 mố cầu rơi xuống lòng sông Hồng. Theo báo cáo của UBND tỉnh Phú Thọ, thiệt hại vụ sập cầu có 1 ô tô tải, 2 ô tô đầu kéo, 6 mô tô, 1 xe máy điện và 8 người mất tích. |
Không còn cầu bắc qua sông khiến đời sống của người dân hai bên đầu cầu bị đảo lộn. Người dân huyện Tam Nông muốn sang TP Việt Trì, huyện Lâm Thao hay thị xã Phú Thọ phải đi cầu Ngọc Tháp, cách cầu Phong Châu khoảng 14km. Còn những người ở phía cầu Phong Châu đầu huyện Tam Nông đi sang đầu huyện Lâm Thao, quãng đường lên tới 31km. (Ảnh: Báo Dân Việt) |
Thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về việc lắp đặt cầu phao bảo đảm giao thông tạm thời, phục vụ đi lại của nhân dân, vào 23 giờ đêm 9/9, lực lượng quân đội đã có mặt tiến hành khảo sát địa điểm, sẵn sàng bắc cầu phao cách vị trí xảy ra sự cố khoảng 800 m. (Ảnh: Báo Nhân dân) |
Tuy nhiên, những ngày sau đó, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tiếp tục có mưa to kèm sấm sét khiến nước sông Hồng dâng cao. Đến khi nước rút, dòng chảy vẫn còn mạnh, gây khó khăn cho các lực lượng triển khai phương tiện, lắp đặt cầu. |
Trong khoảng thời gian này, các cán bộ, chiến sĩ công binh vẫn tích cực thay ca ngày đêm để vận chuyển vật liệu xây dựng bến vượt nhanh nhất để bắc cầu phao khi có đủ điều kiện. Trong ảnh, vị trí lên xuống cầu phao phía Hương Nộn (Tam Nông) đã được gia cố cứng. (Ảnh: Báo Giao thông) |
Theo Đại tá Nguyễn Xuân Việt, Chính ủy Lữ đoàn Công binh 543, cầu phao được lắp đặt dự kiến dài khoảng 300m, hai bên đầu cầu có đường dẫn đủ rộng để phục vụ lưu thông hai chiều. |
Song song với việc triển khai các công đoạn cuối cùng để lắp đặt cầu phao, tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các lực lượng tiếp tục triển khai phương án công tác phá dỡ, trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và các phương tiện còn mắc kẹt dưới sông, thu dọn hiện trường và tìm kiếm người còn mất tích. |
Tổng kinh phí trục vớt là gần 9 tỷ đồng, được tính toán dựa trên thời gian dự kiến thực hiện trục vớt kéo dài 60 ngày, khối lượng công việc thực hiện, số lượng nhân lực, máy móc, thiết bị triển khai thực tế tại hiện trường. |
Thủ tướng đã giao UBND tỉnh Phú Thọ là cơ quan chủ trì, khẩn trương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan triển khai ngay nghiên cứu, khảo sát, hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, bảo đảm kiên cố, an toàn trong mọi điều kiện mưa lũ. |
Cách xử lý nước để sử dụng sau mưa lũ đơn giản, hiệu quả nhất Sau mưa lũ, tại những vùng bị thiên tai lũ lụt, nguồn nước thường bị bẩn, ô nhiễm. Dưới đây là những cách xử lý nước để sử dụng sau mưa lũ đơn giản, hiệu quả nhất do Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) hướng dẫn. |
330 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các địa phương thống kê thiệt hại đến 17 giờ ngày 12/9, bão số 3 và mưa lũ đã khiến 330 người chết và mất tích (226 người chết, 104 người mất tích). |
Nguồn bài viết : BNG Điện Tử