Doanh nghiệp cần là một mắt xích của chuỗi cung ứng toàn cầu

2025-01-17 19:58:02

Hội thảo quy tụ các chuyên gia nghiên cứu kinh tế, chuyên gia đàm phán các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, chuyên gia tư vấn tổ chức các hoạt động hậu cần hỗ trợ kinh doanh xuất khẩu đến từ các doanh nghiệp.

Nội dung hội thảo tập trung phân tích về 4 nội dung chính. Đó là những cơ hội và thách thức từ các thị trường thành viên Hiệp định TPP đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Từ đó, các chuyên gia đưa ra những kiến nghị về mặt chính sách đối với chính phủ, kiến nghị cần đổi mới của doanh nghiệp trong nước. Cùng với đó là cách thức tận dụng ưu đãi cắt giảm thuế quan theo Hiệp định TPP từ việc áp dụng các quy tắc xuất xứ - chìa khóa vàng của TPP cũng như những lưu ý khi vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi đến các nước thành viên TPP và ngược lại. Đặc biệt, các chuyên gia cũng bàn thảo về vấn đề chuỗi cung ứng hiệu quả.

Doanh nghiệp Việt cần nỗ lực là mắt xích của của chuỗi liên kết toàn cầu để nâng cao giá trị cạnh tranh

Tiến sĩ Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết: “Theo Petri (2016), đến 2030, trong các nước tham gia TPP, Việt Nam là nước hưởng lợi lớn nhất xét về giá trị tương đối, với mức GDP tăng lên tới 8,1% hay 41 tỷ USD. Đến năm 2025, khi một số khoản cam kết chưa thực hiện, GDP Việt Nam tăng 5,8% so với việc không vào TPP, hay 22 tỷ USD”.

Ông Jeff Mclean, Tổng giám đốc UPS Việt Nam – một trong những công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển và kho vận hàng đầu thế giới, thành viên Hội đồng quản trị của Phòng Thương mại Mỹ tại TP. HCM chia sẻ: “Hiệp định TPP mở ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động. Nhưng để tận dụng được toàn bộ lợi thế từ tự do hóa thương mại, doanh nghiệp cần nắm vững khả năng quản lý của chuỗi cung ứng toàn cầu đến nâng cao năng lực cạnh tranh trên quy mô quốc tế…”.

Đồng quan điểm, Tiến sĩ Lê Xuân Sang cho rằng, để hội nhập TPP, doanh nghiệp Việt cần nỗ lực là một khâu/mắt xích của của chuỗi liên kết (giá trị, sản xuất…). Đây là cách để doanh nghiệp “bắt kịp” các xu hướng quản lý, sản xuất, quản lý, công nghệ và là “người chơi” trong các “cuộc chơi” trong nước, khu vực và toàn cầu; luôn nỗ lực để cải thiện vị trí (giá trị gia tăng) trong các chuỗi giá trị.

“Từng doanh nghiệp cần xác định rõ lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của mình đang và sẽ đầu tư, điểm mạnh, điểm yếu, tìm hiểu kỹ các đối thủ tiềm năng và nhận thức đúng các cơ hội, rủi ro như: lịch trình cắt giảm thuến quan theo TPP, xu thế công nghệ và quản lý/quản trị doanh nghiệp…

Doanh nghiệp xem xét khả năng chuyển dần chiến lược cạnh tranh giá rẻ sang các chiến lược cạnh tranh khác. Ví dụ như: khác biệt sản phẩm, chọn các thị trường ngách, thị trường nhỏ với chiến lược “đại dương xanh”…”, ông Sang chia sẻ.

Nguồn bài viết : Sòng bạc lớn nhất thế giới

Top