Sáng kiến thanh niên ứng phó với BĐKH

2025-01-17 19:58:03

Xác định thanh niên là đối tượng trọng tâm của những tác động do BĐKH mang lại trong tương lai, Challenge to Change (CtC) - một tổ chức phi chính phủ có trụ sở chính tại Anh quốc đã đề xuất chương trình Sáng kiến thanh niên (AYIP - ACCCRN Youth Initiatives Programme) tại Việt Nam. Hoạt động này hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các nhóm thanh niên tại Đà Nẵng, Quy Nhơn (Bình Định) và Cần Thơ để họ thực hiện các sáng kiến nhằm xây dựng năng lực thích ứng với BĐKH của cộng đồng.

Phổ biến kinh nghiệm đi biển của ngư dân

Nhằm giúp ngư dân ứng phó với những tác động của BĐKH, nhóm sinh viên khoa Sinh – Môi trường, Đại học Đà Nẵng đã triển khai dự án Đánh giá tác động của BĐKH và thiên tai đến ngành ngư nghiệp và nâng cao năng lực ứng phó cho cộng đồng ngư dân thành phố Đà Nẵng tiến hành ở Sơn Trà, Đà Nẵng.

Thanh niên tìm hiểu kinh nghiệm ngư dân để thích ứng với BĐKH.

Nhóm đã thiết kế những bảng hỏi, phỏng vấn các ngư dân có kinh nghiệm đi biển: cách hiểu của ngư dân về biến đổi khí hậu, nhận biết của họ về những thay đổi do rủi ro thiên tai mang lại trong nghề đi biển. Hầu hết là những người ngư dân có 10 - 20 năm kinh nghiệm làm nghề nên họ nhìn nhận được những thay đổi của tự nhiên, đời sống trong cả một quá trình.

Đồng thời, họ có kinh nghiệm đi biển để ứng phó với những thay đổi ấy. Các kinh nghiệm của ngư dân mà nhóm thu thập được đưa vào một cuốn sổ tay, để từ đó có thể phổ biến rộng rãi đến cộng đồng.

Lương thực cho mùa lũ

Xuất phát từ thực tế duyên hải miền Trung luôn là vùng chịu cảnh thiên tai, bão lũ. Nhiều khi lũ kéo dài, người dân thiếu lương thực hàng ngày vì thế nhóm sinh viên trường Đại học Quy Nhơn thực hiện dự án Lương thực mùa bão.

Cùng nhau chia sẻ kiến thức về BĐKH.

Đầu tiên nhóm đi xuống khảo sát ở cộng đồng khu vực phường Nhơn Bình và huyện Tuy Phước, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định xem thực tế đang có những giống cây gì có thể này mầm trong 3 – 5 ngày giúp an ninh lương thực mùa bão lũ. Sau đó, họ đưa giống cây ấy về trồng thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, được kiểm tra trong điều kiện thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu ở địa phương.

Khi thu được kết quả, nhóm đề đạt với chính quyền địa phương để địa phương có thể dùng làm một giải pháp về lương thực cho người dân trong mùa bão lũ.

Tận dụng nước mưa

Một trong những biểu hiện biến đổi khí hậu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có thành phố Cần Thơ là lượng mưa thất thường. Nếu không có biện pháp thu nước mưa thì sẽ rất phí. Bởi vấn đề nước sạch ở đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề nổi cộm. Người dân có thể tận dụng nguồn nước mưa dùng trong sinh hoạt.

Một thành viên nhóm giới thiệu dự án Hệ thống thu nước mưa và giàn phun mưa bán tự động ở Cần Thơ.

Nhóm sinh viên khoa Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Đại học Cần Thơ đã bắt tay vào thực hiện dự án Hệ thống thu nước mưa và giàn phun mưa bán tự động ở thành phố Cần Thơ.

Theo chị Bùi Thị Bích Liên, trưởng nhóm dự án Hệ thống thu nước mưa và giàn phun mưa bán tự động ở thành phố Cần Thơ, dự án thực hiện lắp một mô hình trên mái nhà để thu nước mưa, đồng thời dùng làm mát mái nhà trong những ngày quá nóng. Điểm đặc biệt của hệ thống này là, nước sau khi làm mát sẽ được lọc lại, hoàn lưu vào bể chứa để tiếp tục dùng cho sinh hoạt. Điều đó cũng góp phần tiết kiệm các nguồn năng lượng khác.

Chị Vũ Thị Mỹ Hạnh - cán bộ Quản lý chương trình thanh niên của CtC chia sẻ: “Thanh niên có thể được xem là một trong những nhóm đối tượng quan trọng nhất trong các vấn đề về BĐKH. Thanh niên của hôm nay sẽ là những người hứng chịu những tác động lớn của BĐKH trong 10 tới 50 năm tới, vì thế sự tham gia của họ vào quá trình đề xuất và thực hiện những sáng kiến khí hậu ngay từ bây giờ là vô cùng quan trọng”.

Đỗ Hương

Ảnh: CtC

Nguồn bài viết : Trang đánh Baccarat

Top